Ở nơi ấy

Đã lâu rồi tôi không xem tivi, xem những chương trình yêu thích của bố về những thước phim tài liệu chiến tranh, về những con người, những người mẹ, những người anh, những người chị đang vươn mình trong những cảnh đời của cuộc sống. Tôi từng bảo thật sến quá nhưng chính giờ tôi cũng đang rất sến, tôi chạy trốn, tôi đi tìm, tôi bơ vơ và lạc lõng giữa dòng đời tấp nập và vô cãm của thành phố. Tôi là kẻ luôn sống trong hoài cổ, tôi thích những cái gì trầm mặc, yên bình, nhẹ nhàng và ghét những thứ xô bồ của xã hội ( thứ mà tôi đã từng chạy theo đuổi để kiếm tìm) và giờ tôi lại thấy mình sai lầm và thật sự sai lầm. Tôi không thích hợp với nơi nay, và nơi này không thuộc về tôi. Tôi yêu những tháng ngày tuổi thơ tôi nơi miền quê nghèo khó vất vả, dù lắm nước mắt đau khổ, nhưng tôi yêu những con người chân chất nơi ấy, dù nhiều lần và nhiều lần tôi từng giấu đi lệ tràn sau bờ mi để chôn giấu đi một ước vọng quá vĩ đại, ước gì những con người này, những con người này sẽ thấy được ngoài kia xã hội kia nó vận động thế nào thì họ đỡ khổ bấy nhiêu. Nhưng rồi tôi lại gạt, gạt đi tất cả, tại sao phải thế? tại sao muốn họ phải bắt nhịp với xã hội, với thời cuộc và thay đổi? Nếu thế họ sẽ không còn là họ, họ của những sự giản dị, thuần phác, thật thà, chất phác . Vì thế nên tôi ghét lắm, ghét cái kiểu người Việt gom hết những bản chất tốt đẹp đó của họ để mô tả lại trong một từ " dốt", họ không dốt, tôi thề họ không dốt, chỉ là họ không thích họ giống các ngươi, họ thích là họ và sống thật với mình. Đúng vậy, sao phải thông minh , sao phải kiến thức nhiều, sao phải học giỏi ? Để làm gì? đề làm quan ư? Nhiều quan lắm rồi, chỗ nào đủ chứa cả đống người nếu ai cũng đòi làm quan. Làm doanh nhân giỏi ưh? để làm gì để bon chen với dòng đời đủ màu sắc đó ưh? rồi có tiền để làm gì? Tiền có mua được những thứ họ đang có không? Tiền có thể cho họ nhà lầu, xe hơi, đường làng lấp nhựa óng ánh trong những trưa hè giữa khói đỏ mù mịt của làng quê uh? và rồi sao? sẽ là những tường rào cao hơn cả cái mái nhà sàn ưh? không! Họ không cần những thứ đó và tôi cũng không cần họ phải có những thứ đó.

Tôi ích kỷ? Đâu, tôi có ích kỷ đâu, nhìn tôi đi. Tôi là một trong những số họ tôi chạy khỏi cái cộng đồng bé nhỏ đó để hòa lẫn giữa dòng người đông đúc, tôi bon chen, tôi xô đẩy và giờ tôi là gì? Tôi vô hướng, tôi nuối tiếc, chới với và cố tìm tìm những thứ tôi đã từng vứt bỏ để muốn quay về.
Ở đây tôi lạc lòng và cô đơn giữa cái xã hội mình không thuộc về, tôi như một con thú từ trong rừng từng háo hức thèm muốn đi đây đó khắp nơi mua vui cho thiên hạ rồi sau đó thèm khát những thứ đã xa vời, và muốn quay về với những gì là tự nhiên nhất và rồi tôi vùng vẫy, tôi gào thét, tôi trốn chạy để rồi chính tôi cũng không thoát nỗi cái gồng cùm mà chính tôi tự trói mình lại.
Tôi đâu còn là tôi nữa.
Còn họ, hãy để họ mãi là họ, họ có đất, họ có nhà, họ vất vả khi lao động bằng chân tay, chân lấm tay bùn, quần quật bán mình cho trời, cho đất....nhưng sau những vất vả đó ai bảo với bạn rằng họ khổ hơn chúng ta, không, bạn nhầm rồi họ sướng hơn chúng ta nhiều lắm, có những thứ có thể họ không đủ tiền mua, nhưng rồi họ sẽ có và sẽ mua được chỉ là mua sau chúng ta một thời gian thôi. Ai bảo bạn giỏi vi tính, bạn được sống trong xã hội phát triển hơn là bạn hơn họ, không, bạn không sướng hơn họ. Vì đầu óc bạn chỉ toàn đủ nhưng thứ linh tinh không ra cái gì thật cụ thể.
Họ vất vả hơn bạn, nhưng họ sướng hơn chúng ta nhiều, họ có những thứ mà chúng ta kiếm cả đời cũng không bao giờ mua nỗi, những thứ đó....nó đó, nó nằm sâu trong con người chúng ta, chảy âm ĩ có lúc sục sôi, có lúc lặng im trôi vào những khoảng lặng và rồi khi nó chợt bừng giấc thì ta òa khóc trong ngỡ ngàng. Nó đó, nó là con người tự nhiên nhất mà ta đi tìm, ở nơi ấy, nơi ấy, nơi những miền quê ấy, nơi con đường dài bùn đất còn dính chân bạn.....nơi ấy họ có thừa những thứ mà ta đi tìm hoài giữa chốn đô thành mà vắng bóng hoài,.....


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Vietnam
không ai là hoàn hảo nên mình cũng không phải là người hoàn hảo..

my pic

my pic

my music

Friends

Thiet Ke WebSite

GosuBlogger