Bức Tranh Văn Hóa Tộc Người (P3)
(Nhằm mục đích share cho nhau kiến thức học đại học, Mình up những bài thi, bài luận mình đã từng làm trong khi còn ngồi ghế giảng đường. Nếu ai có copy làm tư liệu cho riêng cá nhân thì làm ơn các bạn hãy chỉnh sửa lại theo ý riêng của các bạn tránh việc copy nguyên si nhá. Những kiến thức này mình làm cũng cóp nhặt từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Vì vậy sau mỗi bài mình sẽ dẫn luôn nguồn tác giả).
1.1 .đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam.
1.1.1 Đặc điểm dân số và cư trú
Theo thống kê thì Việt Nam có 54 dân tộc trong đó thì 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam chiếm khoảng 14% dân số và người Việt chiếm số đông hơn cả với tỉ lệ 86% dân số cả nước.
Số lượng dân cư của các dân tộc thì không đồng đều. Số dân chiếm từ 1 triệu đến 1,5 triệu là có khoảng 18 dân tộc. Dân số chiếm từ 10 ngàn người đến gần 1 triệu người là có 19 dân tộc, còn lại số lượng dưới 10 ngàn người là 16 dân tộc, thẫm chí có dân tộc chỉ hơn 300 người như : Dân tộc Brâu, Ơ Đu, Rmăm …
Các dân tộc ở nước ta cư trú phân tán và xen cài, đặc biệt ở miền núi phía Bắc, sự xen cư các dân tộc trong cả một bản, xã, huyện, tỉnh. Ở các tỉnh Tây Nguyên tình trạng cư trú xen cài Việt – dân tộc thiểu số tại chỗ và gần đây là sự có mặt các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc di cư vào. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cư trú của 4 dân tộc Việt, Hoa, Khmer, Chăm. Người Việt tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng cũng có mặt hầu hết ở các tỉnh miền núi.
1.2.2. Đặc điểm về kinh tế.
Sinh hoạt kinh tế của các dân tộc ở nước ta thể hiện tính đa dạng giữa các dân tộc, các khu vực. Tùy theo hoàn cảnh địa lý và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội nội tại của từng dân tộc có thể chia các dân tộc thành ba bộ phận dựa trên sự khác biệt trong hoạt động kinh tế.
Những cư dân ở đồng bằng ven biển và đồng bằng châu thổ như Việt, Hoa, Khmer, Chăm canh tác nông nghiệp lúa nước kết hợp với chăn nuôi, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Kỹ thuật canh tác của các dân tộc này đạt tới trình độ cáo, dùng sức kéo trâu bò cày ruộng, thâm canh, xen canh, xây dựng các hệ thống thủy lợi tưới tiêu nước.v.v… Sự phát triển của nông nghiệp lúa nước đã sớm tạo dựng nên những nền văn minh sớm trong khu vức Đông Nam Á.
Các cư dân sinh sống bằng nông nghiệp lúa nước kết hợp với làm nương, thủ công nghiệp và thương nghiệp ở vùng thung lũng miền núi như Tày, Thái, Mường… Cư dân ở đây đã biết khai thác nguồn nước, làm thủy lợi để canh tác, tăng vụ, chọn giống, am hiểu thời tiết khí hậu.
Những cư dân sinh sống bằng nương rẫy ở vùng núi và cao nguyên, một số những dân tộc đã khai phá những thửa ruộng bậc thang trồng lương thực dựa vào nguồn nước tự nhiên. Tuy diện tích canh tác theo phương thức này không đáng kể mà chủ yếu là canh tác nương rẫy theo lối du canh, du cư hoặc luân canh, định cư.
Do năng suất nương rẫy thấp, không ổn định nên các cư dân làm nương rẫy thường nghèo nàn và lạc hậu hơn các dân tộc khác.
Hầu hết các dân tộc thiếu số ở nước ta, chăn nuôi kém phát triển, chưa tách khỏi trồng trọt. Thủ công nghiệp cũng vậy, chưa tách khỏi nông nghiệp để trở thành ngành sản xuất chính. Ở các dân tộc thiểu số ở miền núi các hình thái kinh tế như hái lượm, săn bắn còn đóng một vai trò đáng kể, nhưng ở vị trí thứ yếu.
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế truyền thống của các dân tộc thiểu số là dựa vào thiên nhiên, mang tính tự cung tự cấp, phân công lao động theo giới, tuổi tác, kỹ thuật canh tác lạc hậu, lao động cơ bắp là chủ yếu.
Hoạt động kinh tế của họ còn thiếu kế hoạch, thiếu tính toán và lãng phí thể hiện qua việc sử dụng các sản phẩm nhất là lương thực, gia súc, vật liệu xây dựng. Đây là một trong những nguyên nhân gây khó khăn nghèo đói ở các vùng đồng bào dân tộc.
Thứ Tư, tháng 10 03, 2012
|
Nhãn:
Kiến Thức Văn Hóa
|
Giới thiệu về tôi
- Ỉn Dễ Thương
- Vietnam
- không ai là hoàn hảo nên mình cũng không phải là người hoàn hảo..
0 nhận xét:
Đăng nhận xét