Bức Tranh Văn Hóa Tộc Người VN (P2)

(Nhằm mục đích share cho nhau kiến thức học đại học, Mình up những bài thi, bài luận mình đã từng làm trong khi còn ngồi ghế giảng đường. Nếu ai có copy làm tư liệu cho riêng cá nhân thì làm ơn các bạn hãy chỉnh sửa lại theo ý riêng của các bạn tránh việc copy nguyên si nhá. Những kiến thức này mình làm cũng cóp nhặt từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Vì vậy sau mỗi bài mình sẽ dẫn luôn nguồn tác giả).

Nội dung

Phần 1: Khái quát chung về bức tranh văn hóa tộc người ở việt nam

1.1 Nhóm ngôn ngữ và sự phân bố dân cư

Theo danh mục các thành phần dân tộc ở Việt Nam được Tổng cục Thống kê ban hành ngày 1/4/1999, Ở Việt Nam hiện nay có 54 dân tộc, người Việt là dân tộc đa số với 65.795.718 người, có 53 dân tộc thiểu số với 10527255 người chiếm khoảng 145 dân số cả nước. Các dân tộc ở nước ta thuộc 8 nhóm ngôn ngữ nằm trong 3 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo và Hán Tạng, phân bố ở cả 3 vùng miền núi, trung du và đồng bằng.

Các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á có số lượng dân tộc và dân số đông nhất với 39 dân tộc, cư trú trên địa bàn miền núi và cao nguyên rộng lớn và cả ở đồng bằng từ Bắc chí Nam.

Ngữ hệ thứ nhất đó là ngữ hệ Nam Á, thì chia ra thành các nhóm ngôn ngữ sau:

Nhóm ngôn ngữ thứ nhất đó là nhóm Việt - Mường: đây là nhóm ngôn ngữ dân tộc lớn nhất của nước ta, chiếm đa số dân cư và có trình độ phát triển xã hội cao.

Nhóm ngôn ngữ này gồm có 4 dân tộc Việt, Mường, Thổ, Chứt là những cư dân bản địa cư trú lâu đời ở nước ta và có mối quan hệ mật thiết với nhau về nguồn gốc lịch sử và văn hoá.

Nhóm ngôn ngữ thứ hai đó là nhóm Môn – Khmer bao gồm 21 dân tộc là những cư dân bản địa cư trú lâu đời trên bán đảo Đông Dương, cư trú chủ yếu ở miền núi Tây Bắc, miền núi Trường Sơn – Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Đó là các dân tộc Khơmú, Kháng, Mãng, Ximun, Rmăm, Mnông, Mạ, Cơho, Xtiêng, Chơro, Khmer.

Nhóm ngôn ngữ thứ ba đó là nhóm Tày – Thái gồm 8 dân tộc: Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Giấy, Lào, Lự, Bố Y phân bố chủ yếu ở miền núi Việt Bắc, Tây Bắc và miền núi Thanh - Nghệ. Phần lớn các dân tộc này từ nam Trung Quốc và Lào di cư sang từ sau thiên niên kỷ thứ I cho đến cách đây không lâu.

Nhóm ngôn ngữ thứ tư đó là nhóm Hmông – Dao, gồm 3 dân tộc: Hmông, Dao, Pà Thẻn di cư đến Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX cư tru phân tán ở miền núi Việt Bắc, Tây Bắc và miền núi Thanh - Nghệ.

Nhóm ngôn ngữ cuối cùng đó là nhóm Kađai với 4 dân tộc: Cờ Lao, La Chí, Pu Péo, La Ha di cư từ nam Trung Quốc đến Việt Nam cách đây vài ba thế kỷ phân bố chủ yếu ở biên giới Việt Trung.

Ngữ hệ thứ hai đó là ngữ hệ Nam Đảo có 5 dân tộc thuộc nhóm Malayô – Pôlinêxia là Chăm, Êđê, Giarai và Chu Ru, tập trung ở Trung Tây Nguyên đồng bằng và miền núi Nam Trung Bộ. Đây là những cư dân bản địa có mặt lâu đời ở Việt Nam.

Ngữ hệ cuối cùng đó là ngữ hệ Hán - Tạng bao gồm hai nhóm ngôn ngữ là nhóm Hán và Tạng - Miến.

Nhóm Tạng - Miến thì gồm có 6 dân tộc: Hà Nhì, La Hủ, Phu Lá, Cống, Lô Lô và Si La, cư trú chủ yếu ở Tây Bắc là nhóm các dân tộc di cư từ Nam Trung Quốc sang Việt Nam cách đây khá lâu.

Nhóm thứ hai của ngữ hệ này là nhóm Hán gồm có 3 dân tộc: Hoa, Sán Dìu và Ngái. Dân tộc Hoa di cư vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc nhưng chủ yếu từ thế kỷXVII, XVIII tập trung đông ở các thành phố phía Nam. Dân tộc Ngái, Sán Dìu di cư đến miền núi Đông Bắc, Việt Bắc cách đây hơn 3 thế kỷ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Vietnam
không ai là hoàn hảo nên mình cũng không phải là người hoàn hảo..

my pic

my pic

my music

Friends

Thiet Ke WebSite

GosuBlogger