Bức Tranh Văn Hóa Tộc Người VN ( P5)
(Nhằm mục đích share cho nhau kiến thức học đại học, Mình up những bài thi, bài luận mình đã từng làm trong khi còn ngồi ghế giảng đường. Nếu ai có copy làm tư liệu cho riêng cá nhân thì làm ơn các bạn hãy chỉnh sửa lại theo ý riêng của các bạn tránh việc copy nguyên si nhá. Những kiến thức này mình làm cũng cóp nhặt từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Vì vậy sau mỗi bài mình sẽ dẫn luôn nguồn tác giả).
1.2.4 Đặc điểm văn hoá.
Văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá thống nhất trong đa dạng. Các dân tộc thiểu số dù là cư dân bản địa hay là cư dân di cư từ các nước láng giềng khác tới đều có chung một nền văn hoá mà cơ tầng là văn hoá Nam Á thể hiện trong lĩnh vực vật chất, tổ chức xã hội và văn hoá tinh thần. Đó là văn hoá của cư dân trồng trọt lúa nước và lúa cạn ở vùng nhiệt đới, gió mùa. Tính thống nhất trong văn hoá của các dân tộc từ sản xuất, nhà cửa, trang phục, đồ ăn thức uống, phưong tiện vận chuyển và đi lại đến tổ chức xã hội, tín ngưỡng, lễ hội, văn học và nghệ thuật. Bên cạnh tính thống nhất văn hoá, văn hoá của các dân tộc vẫn mang sắc thái của văn hoá tộc người riêng.
Các dân tộc ở vùng cao nguyên, vùng xa xôi hẻo lánh, cư trú tương đối biệt lập, còn bảo lưu khá đậm nét văn hoá bản địa truyền thống ít chịu ảnh hưởng văn hoá của các dân tộc khác.
Ngược lại, các dân tộc miền núi phía Bắc, đặc biệt là người Việt chịu ảnh hưởng đậm nét văn hoá Trung Hoa qua giao lưu tiếp xúc văn hoá lâu dài. Các dân tộc Chăm, Khmer ở vùng duyên hải Trung Bộ và Tây Nam Bộ do kết quả giao lưu và hội nhập diễn ra lâu dài trong lịch sử họ đã tiếp nhận những yếu tố văn hoá Ấn Độ nhiều hơn.
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ, tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước đặc biệt là sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng với đương lối và chính sách dân tộc đúng đắn, đời sống kinh tế, văn hoá xã hội của các dân tộc ngày một phát triển. Do hậu quả của quá trình phát triển lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở các dân tộc ở nước ta hiện nay còn có sự chênh lệch. Đặc biệt là các dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, thu nhập và đời sống nhân dân còn thấp, nghèo đói vẫn còn là sự thách đố trên con đường phát triển.
Thứ Tư, tháng 10 03, 2012
|
Nhãn:
Kiến Thức Văn Hóa
|
Giới thiệu về tôi
- Ỉn Dễ Thương
- Vietnam
- không ai là hoàn hảo nên mình cũng không phải là người hoàn hảo..
0 nhận xét:
Đăng nhận xét