Bức Tranh Văn Hóa Tộc Người VN ( P6)
(Nhằm mục đích share cho nhau kiến thức học đại học, Mình up những bài thi, bài luận mình đã từng làm trong khi còn ngồi ghế giảng đường. Nếu ai có copy làm tư liệu cho riêng cá nhân thì làm ơn các bạn hãy chỉnh sửa lại theo ý riêng của các bạn tránh việc copy nguyên si nhá. Những kiến thức này mình làm cũng cóp nhặt từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Vì vậy sau mỗi bài mình sẽ dẫn luôn nguồn tác giả).
Phần 2: Liên hệ thực tế - Giới thiệu về phong tục tang ma của dân tộc Êđê ở Tây Nguyên.
2.1. Khái quát chung về dân tộc Êđê
Tây nguyên, dằng dặc một miền núi Trường Sơn chạy suốt miền Trung đất nước, từ cực bắc Kon Tum, đến cực nam Lâm Đồng. Tây nguyên với năm tỉnh thành: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắc, Đắk Nông, Lâm Đông đã cùng góp chung vào nền văn hoá Việt Nam thêm những màu sắc rực rỡ bởi những áng trường ca, sử thi, những bộ luật tục đồ sộ hay không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại ngày 15/11/2005 đã góp thêm vào nền văn hoá của Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng thêm một sắc màu mới.
Đặc biệt đến với Tây Nguyên miền đất của sự kỳ bí và đầy huyền thoại chúng ta không thể không nhắc đến những lễ hội truyền thống của vùng miền này với các lễ hội đặc sắc như Lễ hội đâm trâu, lễ cầu mưa, lễ thổi tai, lễ đặt tên, lễ mừng nhà mới v.v trong đó mỗi lễ hội đã chứa đựng trong nó những đặc trưng văn hoá của người dân vùng miền này. Cũng như vậy phong tục đám ma của người dân vùng tây nguyên có thể nói là thể hiện rõ nhất những đặc điểm văn hoá phong tục của cộng đồng về niềm tin tín ngưỡng, tinh thần đoàn kết, đùm bọc giúp đỡ nhau giữa các thành viên trong cộng đồng và sự giao cảm giữa hai thế giới người chết và người sống.
Trong phong tục tang ma của các dân tộc ở Tây Nguyên đặc biệt là lễ bỏ mả thì lễ bỏ mả của hai dân tộc Giarai và Ba Na thường là được tổ chức hoành tráng và lớn nhất. Nhưng ở đây xin được giới thiệu về phong tục tang ma của dân tộc Êđê ở tỉnh Đắk Lắk để ta có thể thấy một khía cạnh khác nữa của vùng văn hoá đầy tiềm năng của mảnh đất đỏ Bazan này.
Cao nguyên Đăk Lăk nằm từ lưu vực sông Ayun đến vùng trũng do hồ Lăk cấu tạo nên. Mặc dù là một nhánh sông Đà Rằng, nhưng con sông Ayun là sông duy nhất chảy xuyên đến tận sườn phía tây của dãy Trường Sơn, tạo nên một vùng cao nguyên trẻ gồm những bình nguyên ở độ cao 400 – 500 mét so với mặt biển, đôi chỗ có địa hình lượn sóng. Đây là một cao nguyên có bề dày bởi đất BaZan, tạo nên một miền đất vô cùng phì nhiêu và đây cũng là vùng có người dân tộc Êđê sinh sống chiếm đa số.
Êđê hay Rahđê (còn có nghĩa là người sống bên luỹ tre), là một tộc người có khoảng 228000 người (con số thống kê tính đến 30/10/2001), cư trú theo hình thức buôn, ở một số huyện như Krông Păk, Krông Ana, Krông Buk, Krông Năng, M’Drăk…tỉnh Đăk Lăk và một vài miền núi như sông Hinh tỉnh Phú Yên…
Người Êđê sử dụng ngôn ngữ Mã Lai – Đa Đảo (Pôlynêdi), có sự thân thuộc và gần gũi đối với các ngôn ngữ của người Chăm, Jrai, Raglai và Churu. Từ đầu thế kỷ XX, người Êđê đã có chữ viết được xây dựng trên cơ sở bộ chữ Latinh.
Phương thức sản xuất chung của cả cộng đồng này là tự cấp tự túc, luân canh, xen canh nương rẫy và chọc lỗ tra hạt (Hiện nay thì đã thay đổi theo sự lãnh đạo của đảng phát triển chủ yếu theo phưong thức trông cây công nghiệp và trồng lúa nước).
Êđê là cộng đồng tộc người có khuynh hướng ngày càng thống nhất hơn về ý thức tộc người, ngôn ngữ và văn hoá. Tuy nhiên, không phải vì thế mà không bao gồm những khác biệt về thổ âm, một số sinh hoạt văn hoá theo từng vùng cư trú, hình thành nên những nhóm địa phương khác nhau như: Kpă, Adham, Mdhur, Blô, Bih, K’rung, Êpan, Hwing, Dong Hay, Dong Măk, Dliê, Arul, Kdrao…
Trong xã hội Êđê truyền thống, mối quan hệ huyết thống rất được coi trọng, và theo chế độ mẫu hệ. Nghĩa là, mọi của cải trong gia đình đều là của chung, nhưng quyền hưởng thừa kế thuộc về dòng nữ và hôn nhân cư trú bên nhà vợ, con cái sinh ra thì mang họ mẹ.
Theo tín ngưỡng “vạn vật hữu linh - mọi vật đều có linh hồn” nên trong sinh hoạt chung của buôn Êđê các hoạt động tín ngưỡng, lễ nghi chiếm vai trò hết sức quan trọng. Trong đó, địa vị của pô iu Yang (người khấn thần), Pô ghe (Thầy bói, thầy cúng), Pô bhian Kđy (người xử kiện) được coi trọng nhất. Từ quan niệm này, đã nảy sinh ra những mối giao cảm tinh thần giữa con người với thiên nhiên, con người với vạn vật tạo ra những cảm xúc, những tư tưởng bay bổng, nhân cách hoá mọi vật.
Xã hội truyền thống Êđê gắn bó chặt chẽ, hoà quyện với văn hoá dân gian để tồn tại mà đặc trưng cao nhất là các lễ hội, với sự biểu hiện tổng hợp của nhiều lĩnh vực văn hoá nghệ thuật khác nhau. Trong đó phong tục tang ma được lưu giữ và tồn tại qua nhiều thế hệ mang những đặc điểm đặc sắc của văn hoá cộng đồng.
Phong tục tang ma của dân tộc Êđê được chia làm nhưng phần chính sau:
Thứ Năm, tháng 11 15, 2012
|
Nhãn:
Kiến Thức Văn Hóa
|
Giới thiệu về tôi
- Ỉn Dễ Thương
- Vietnam
- không ai là hoàn hảo nên mình cũng không phải là người hoàn hảo..
0 nhận xét:
Đăng nhận xét