Bức Tranh Văn Hóa Tộc Người VN ( P.10)

(Nhằm mục đích share cho nhau kiến thức học đại học, Mình up những bài thi, bài luận mình đã từng làm trong khi còn ngồi ghế giảng đường. Nếu ai có copy làm tư liệu cho riêng cá nhân thì làm ơn các bạn hãy chỉnh sửa lại theo ý riêng của các bạn tránh việc copy nguyên si nhá. Những kiến thức này mình làm cũng cóp nhặt từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Vì vậy sau mỗi bài mình sẽ dẫn luôn nguồn tác giả).

Kết luận.

Trong thời đại ngày nay, xu thế hoà nhập những giá trị văn hoá truyền thống ngày càng dần mất đi, không còn vẻ nguyên sơ ban đâu của nó nhưng những giá trị mà nó chứa đựng vẫn còn lưu giữ. Đặc biệt ở đây phong tục tang ma nói chung và lễ bỏ mả nói riêng đã thể hiện đậm nét giá trị nhân văn cao quý của tộc người mà ở đây là tộc người Êđê nói riêng.

Như vậy, đời người là một chu trình liên tục, trong đó  lễ bỏ mả là một khâu quan trọng trong chu trình đó, nhằm xúc tiến sự vận hành để tiến tới bước hồn trở lại thành người, mới và trẻ. Và trong cái chết, xét về quá trình, có cái sống, nói cách khác, chết là để chuẩn bị cho một cuộc sống mới. Đem sự sống đến cho cái chết, đó là một cách điều hòa âm dương trong lễ tang Êđê. Ngoài ra còn có nhưng biểu tượng hành động coi như người chết sinh hoạt như đang sống. Việc chia mọi thứ của cải cho người chết, kể từ thứ quý như chiêng ché đến những đồ dùng thông thường như áo quần, gùi, vỏ bầu... và việc phụ nữ nắm những nắm cơm nhỏ bỏ vào huyệt là biểu trưng của phương thức ứng xử này

Tóm lại, phong tục tang ma trong đó lễ bỏ mả, người Êđê đã ứng xử đối với cái chết bằng cách điều hòa sống/chết, với các phương thức, đem sức sống đến cho cái chết, coi như người chết còn sinh hoạt như sống và xoá bỏ sự ám ảnh của cái chết đối với cái sống. Cách ứng xử trên đây có nguồn gốc từ quan niệm quy trình luân chuyển của từ sống đến chết và từ chết đến sống, (đây không phải là thuyết luân hồi của Phật giáo, quan niệm này chung cho nhiều dân tộc Tây Nguyên).

Nghi lễ không những chỉ biểu đạt những ý niệm nguyện vọng tốt đẹp về cuộc sống của đồng bào , mà còn nhằm điều hòa các mối quan hệ đối lập, bao gồm đối lập giữa con người với nhau và giữa con người với thiên nhiên, nhằm đem lại mọi sự hài hòa của xã hội và đồng thời đem lại sự hài hòa trong con người về các phương diện cốt yếu của cuộc sống: cuộc sống vật chất, tinh thần và tâm linh.

Giáo sư tiến sĩ Ngô Đức Thịnh đã viết rằng Văn hoá là “hệ điều tiết” đối với sự phát triển xã hội của mọi tộc người và mọi quốc gia…Cái “hệ điều tiết” đó là tổng hoà của các nhân tố như quan niệm sống, lối sống, về ước vọng hạnh phúc, về bản lĩnh, bản sắc của mỗi dân tộc, là tri thức và những kỹ năng đã được tích luỹ, là những giao lưu ảnh hưởng đã được hấp thụ…Điều đó quy định ở mỗi tộc người một quan niệm về phát triển, về sự tốt đẹp, về sự no đủ cũng như các phương thức, cách thức, biện pháp để đạt đựơc những mục tiêu ấy.

Chính những giá trị đó đã tạo nên văn hoá và mỗi tộc người đã đóng góp nền văn hoá của mình vào nền văn hoá chung của đất nước thêm những sắc màu rực rỡ. Nhưng để làm sao có thể lưu giữ được những giá trị văn hoá, phong tục tập quán độc đáo, làm thế nào để có thể hiểu hết được những ý nghĩa biểu trưng mà ngày xưa đã gửi gắm vào mỗi lễ hội, mỗi tập quán thì đòi hỏi những nhà nghiên cứu văn hoá hiện tại cũng như tương lai phải luôn đi vào thực tiễn , tìm hiểu, nghiên cứu sâu sát để qua đó có thể tìm ra những giái pháp thiết thực góp phần lưu giữ những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc đặc biệt là những giá trị văn hoá độc đáo của những tộc người thiểu số để làm cho văn hoá Việt Nam muôn màu, muôn sắc và ngày càng phát triển.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Vietnam
không ai là hoàn hảo nên mình cũng không phải là người hoàn hảo..

my pic

my pic

my music

Friends

Thiet Ke WebSite

GosuBlogger