Bức Tranh Văn Hóa Tộc Người VN ( P8)

(Nhằm mục đích share cho nhau kiến thức học đại học, Mình up những bài thi, bài luận mình đã từng làm trong khi còn ngồi ghế giảng đường. Nếu ai có copy làm tư liệu cho riêng cá nhân thì làm ơn các bạn hãy chỉnh sửa lại theo ý riêng của các bạn tránh việc copy nguyên si nhá. Những kiến thức này mình làm cũng cóp nhặt từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Vì vậy sau mỗi bài mình sẽ dẫn luôn nguồn tác giả).

2.2.3 Đưa tang:
Thông thường sau khi nhập quan một ngày là bắt đầu đưa chôn. Khi đưa tang, người ta thường đem theo hai con gà, một gà mẹ và một gà con. Lúc hạ huyệt, gà mẹ được thả xuống để làm tài sản cho người chết về thế giới bên kia, con gà nhỏ thì sau khi chôn cất xong thả cho nó chạy vào rừng tượng trưng cho sự giải thoát của linh hồn và sẽ không trở về quấy rối người sống.
Trong tang lễ người đàn bà chủ nhà đóng vai trò chủ tang, người chồng là người giúp việc. Đàn ông lo việc làm áo quan, múc nước đổ vào ché rượu, thịt trâu bò, công việc coi trông tang lễ và tiếp khách đến phúng viếng do người đàn bà đảm nhiệm. Khi đưa tang, quan tài được khiêng ra sàn và chuyển xuống sàn. Thầy cúng cầu tiễn hồn, tang chủ đi trước, thầy cúng bước theo sau rồi những người khiêng quan tài. Những người phụ nữ cùng dòng họ với người chết theo sát áo quan than khóc và mang của cải ra mộ. Đi sau cùng là những người đánh chiêng và những người chôn cất.
2.2.4 Hạ huyệt:
Trước khi hạ huyệt, người ta thịt các con vật làm lễ cúng đưa linh hồn về với tổ tiên. Phía đầu áo quan đặt một nồi cơm, một ché rượu để hằng ngày thân quyến mang cơm rượu tới đổ vào đó qua ống cơm (Băng êsei) các tài sản của người chết như chiêng, ché, nỏ… cũng bỏ luôn dưới mộ. Trên mộ chỉ bỏ một cái vò sát, chổi cùn, tang nải.
Quan tài hạ xuống điểm tô lần cuối bằng ba màu đen, trắng, đỏ, các hình dọc, vuông tròn hình trăng lưỡi liềm và chạm khắc hình sừng trâu. Huyệt sâu khoảng 1,80m dài theo hướng Đông – Tây. Miệng huyệt rộng khoảng 1m. quan tài hạ xuống, người ta lát ván lên mặt huyệt (như vậy là có khoảng trống từ nắp thiên lên từng ván miệng huyệt) rồi mới lấp đất, nền cớ khoảng 50-100cm. Thợ mộc đóng xong nhà mồ tạm đem tới đặt lên nấm mồ mới đắp. Bốn góc nhà mồ trồng 4 cột kút là những thân cây nguyên, trên chạm khắc hình nồi đồng chồng lên nhau, hình trăng lưỡi liềm. Trên đỉnh mộ, người ta dựng một nhà nhỏ để đựng cơm.
Ngoài ra người ta chọn một cây nứa to, đục xuyên thục các mấu đặt từ đáy huyệt lên miệng mồ, phía đầu quan tài để mỗi lần ra viếng người ta sẽ rót thức ăn vào đó.
Sau khi mai táng, chiếc cầu thang lên xuống hàng ngày được thay bằng cầu thang mới sơ sài, hết hạn tang cầu thang mới được đưa ra đóng lại. Thầy cúng làm lể tẩy uế cho tất cả các thành viên trong nhà dài. Ông ta lấy rượu hoà huyết con vật hiến sinh rồi thoa vào chân từng người để ngăn chặn thần chết làm phiền hà người sống. Ba ngày sau khi mai táng, tang gia lấy một ché rượu làm lễ xoá cữ và các thành viên trong nhà dài lại sinh hoạt bình thường.

Đó là phần lễ tang ma, còn phần được coi quan trọng nhất đó chính là lễ bỏ mả.

2.2.5 Nghi thức lễ bỏ mả.
Lễ bỏ mả là trong những lễ quan trọng của người Êđê. Được tiến hành long trọng như tang lễ. Thời gian làm lễ bỏ mã sớm nhất là một năm cũng có khi ba đến năm năm, hoặc lâu hơn nữa tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của thân nhân người chết. Nghĩa là lúc nào có đủ rượu, gạo, thịt dâng cúng từ hai đến ba ngày mới tổ chức được. Chủ xướng lễ bỏ mã có thể là một gia đình, một dòng họ, có khi cả buôn. Nhà giàu dòng họ lớn thì mổ nhiều trân bò, buộc nhiều ché rượu. Nhà nghèo thì cũng phải đủ rượu thịt để cung cấp ăn uống và chia phần cho những người dự lễ.
Nghi thức chính của lễ bỏ mã được diễn ra ở khoảng đất rộng của nghĩa địa. Thanh niên lên rừng chặt cây làm nhà mồ mới, dựng cột kút, cột klao mới (chỉ có người chết là nhà giàu và trưởng thành mới được dựng cột klao) .Trâu, bò, heo được xẻ thịt ngay tại chỗ, rượu cần được dựng thành hàng quay về hướng Đông, bên cúng cũng được dựng bằng tre nứa trên đó bày những lễ vật cúng cho người chết gồm có một chén cơm trắng, một chén thịt sống thái nhỏ trộn tiết của con vật vừa được bị giết cùng với một mẫu đuôi, một chiếc xương đầu và bầu rượu được hút ra từ ché rượu. Xương hàm dưới con vật bị giết cũng được treo ở cột klao. Khi đã hoàn tất lễ cúng, thầy cúng mặc lễ phục nghiêm chỉnh, ngồi bên ché rượu thịt và nghe lời đoạn tuỵêt an ủi của người sống.
“Ơ hồn Người đã chết như lúa nhừ nát. Mọi chuyện đều đã xong. Hồn ở miền đất khác, uống dòng nước khác rồi. Bây giờ bỏ nấm mồ này xin vĩnh biệt. Ngọn lữa đã đốt lên, rượu cúng đã bày sẵn, cây chuối đã trồng con gà đã bay đi rồi…
Từ nay hồn di nơi khác, nhà không đem cơm, không mang nước. Hằng năm nhà không nhắc tới hồn nữa… muốn uống ruợu hồn phải hỏi Aê Diê (ông Trời), muốn ăn cơm hồn phỉa Yang Lăn (Thần đất). Muốn ăn thịt hồn phải hỏi Yang Mtao (Vua của các loại thần). Bố mẹ đã làm tròn nghĩa vụ với hồn. Bố mẹ cúng lần cuối này thôi. Vĩnh biệt”.
Trong buổi lễ này người ta thả con gà nhỏ vào rừng để tượng trưng linh hồn không còn bị các thần giam hãm nữa để về với tổ tiên. Kết thúc buổi lễ, các bà các cô lại gieo lên mộ những hạt giống ngũ cốc và trồng một cây chuối ở đầu mồ làm nguồn lương thực cho người chết ở thế giới bên kia.

Rồi mọi người đưa những người goá ra sông tắm, chải đầu, mặc áo váy, khố mới cho họ rồi đưa họ về khu nhà mồ đang rộn ràng tiếng cồng chiêng và nhịp chân múa nhảy. Từ nay, họ đã được giải phóng, đã không còn phải ràng buộc gì với người đã chết nữa. Sau buổi lễ, mọi người cùng uống rượu, ăn thịt ngay bên mộ. Tiếng trống, tiếng cồng chiêng nổi lên rộn rã. Lửa được nhóm lên, mọi người vui vẽ ăn uống, nhảy múa và trò chuyện. Nam nữ hát đối đáp Eiray (lối hát vần), người già khề khà uống rượu, trò chuyện cho đến khi thịt hết, rượu lạt họ mới trở về làng.
Ý nghĩa nhân văn của lễ bỏ mả:
Người Êđê quan niệm rằng: người chết cũng như về thế giới của người chết, cũng buồn vui như nguời sống. Theo quan niệm này thì có người vừa mới chết đi linh hồn sẽ lìa khỏi xác, bơ vơ không thể về “buôn làng người sống” với họ hàng, nhưng cũng không về được với “buôn làng tổ tiên” (buôn Atâu do vợ chồng thần băng Bơ Đung, Băng Bơ Đai cai quản). Hồn vẫn bị ràng buộc quanh mộ ( thế nên người sống vẫn đem cơm cúng đây chính là tục giữ mả) và thường bị hồn của quỹ dữ hành hạ. Chỉ khi sau lễ bỏ mả thì hồn cảu người chết mới được tự do về sống ở buôn Atâu (làng ma hay ý chỉ là thế giới của tổ tiên). Sau đó hồn phải qua 7 lần “chết” nữa mới biến thành giọt sương mang linh hồn tổ tiên trở lại thế giới trên mặt đất đầu thai vào đứa trẻ. Bởi vây, đối với người ÊĐê lễ bỏ mả là dịp vui mừng, để hồn người chết không còn quanh quẩn quanh người sống, sớm trở thành giọt sương để đầu thai lại thành người. Hồn người chết đầu thai vào đứa trẻ sơ sinh, mang hồn và tên của tổ tiên, đảm bảo tính trường tồn và bền vững của cộng đồng huyết tộc.

Phong tục tang ma nói chung hay lễ bỏ mả nói riêng chính là dịp thể hiện trách nhiệm cộng đồng, gia đình, người thân với người đã khuất. Hơn nữa sau lễ bỏ mả người goá bụa lại trở lại với hạnh phúc cá nhân (được quyền lấy chồng hay lấy vợ). Vì vậy lễ bỏ mã làm thoả mãn với người sống, thoả mãn với người quá cố, thoả mãn cộng đồng nên phải tổ chức tưng bừng, náo nhiệt vui vẽ. Với ý nghĩa xã hội, triết lý nhân sinh của lễ bỏ mả, bằng lối suy nghĩ duy lý, bằng sức mạnh trí tưởng tượng, bằng nguyện vọng sâu sắc của ý thức cộng đồng muốn khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của dòng họ và cũng là của cộng đồng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Vietnam
không ai là hoàn hảo nên mình cũng không phải là người hoàn hảo..

my pic

my pic

my music

Friends

Thiet Ke WebSite

GosuBlogger